399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Chiếc xe Toyota ngói màu vận chín chạy vo vo, vượt khỏi thị xã Vĩnh Yên non chục cây số thì rẽ phải. Đường về Lập Thạch - Qua cầu Vàng, rồi chợ Phủi, rồi sông Phó Đáy rồi những Liên Sơn, Yên Sơn, Tam Sơn,… những cái tên địa danh nghe qua cũng đã thấy rất Trung Du rồi.
Mưa bay dăng dăng, núi đồi, cây cỏ, cảnh vật hai bên đường chìm trong một biển khói sương đẹp như tranh vẽ. Anh chàng Tỉnh ngồi trên xe cứ thao thao nói như một hướng dẫn viên du lịch. Cũng đúng thôi, vì hắn là người quê ở vùng này mà. Chuyến đi chơi hôm nay ngói màu là do hắn đạo diễn.
Mấy bữa trước oi chảy mỡ. Hôm nay mát trời. Em chân tình mời các bác về quê em chơi. Trước là tới thăm tháp Bình Sơn. Sau đó tạt về nhà em ăn một thứ quà cứ gọi rất chi là…đặc biệt. Bây giờ đố nơi nào có. Mấy bác người Tràng An vừa du học ở Mỹ về, em cứ cam đoan có sang tới tận cái xứ Hoa Kỳ Hợp Chủng Quốc ấy, các bác cũng chẳng bao giờ được nếm cái món quà này.
Hỏi quà gì mà có vẻ bí mật như vậy. Anh chàng Tỉnh chỉ cười lấp lửng.
Xe bon qua một cái chợ quê nhốn nháo họp ngay bên đường. Tôi đập vai Tỉnh: “Đỗ lại, tớ mua quả dưa biếu Bủ”. Tỉnh phì cười: “Phí tiền. Bủ em không ăn cái thứ ngòn ngọt ấy”.
Tôi lại hỏi: “Thế Bủ thích ăn quà gì để mua?” thì Tỉnh chỉ cười tủm tỉm …
Đất được chế biến nom ngon và bắt mắt như... đường phèn
Ăn đất là một nét văn hóa ngói màu, cũng là một tục cổ xưa khoái khẩu của người Việt
Năm 1936 hai nhà dân tộc học Nguyễn Kỉnh Chi và Nguyễn Đổng Chi xuất bản một tập sách kể chuyện mấy à mấy cô bụng chửa vượt mặt người Râu, người RôMam ở thung lũng SrePok Tây Nguyên rất thích rủ nhau ra bìa rừng ngồi nướng đất ăn gau gáu.
Chả cứ ở Tây Nguyên mà ở vùng núi rừng Tây Bắc Điện Biên tộc người Khơ Mú, người Hà Nhì cũng hay nướng đất ăn. Ngay cách Thủ đô Hà Nội hơn 60 cây số, tại vùng Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú cũng có tục ăn đất.
Tỉnh nói: Nhớ một ngày nào năm nào cũng chưa xa lắm ở Hà Nội mở Hội thảo khoa học nhân văn và ứng dụng với cái tiêu đề rất ngúc ngoắc: Thói quen ăn đất ở Việt Nam - Hiện tượng và những kiến giải Khoa học do trung tâm tiền sử Đông Nam Á - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Quỹ Phạm Huy Thông liên kết tổ chức.
Hội thảo tham luận rất sôi nổi quy kết tục ăn đất của người Việt có nhiều nguyên nhân sâu xa về lịch sử, phong tục, tập quán, kinh tế, tôn giáo và cả tâm linh nữa. Đặc biệt giáo sư Lê Nhân Tuyết một người rất có duyên nợ với cái tục ăn đất lâu nay, còn đưa ra ý kiến cho rằng sách Lĩnh Nam Chính Quái đã từng chép “Việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu” để nói rằng người Việt ta rất quý trọng món ăn này. Đi chợ mua quà đất nung. Nàng dâu gói đất trong lá chuối khô hai tay dâng biếu mẹ chồng. Ngay trong nhà có việc giỗ tết ma chay là không thể thiếu đĩa đất mời nhau.
Và giáo sư Tuyết cho rằng: tục ăn đất còn có thêm ý nghĩa là một tục rất cổ thưởng thức hương liệu (hương liệu đất?) của người Việt ta. Cũng trong Hội thảo này, ông giáo sư Dân tộc học khẳng định “Tục ăn đất của người Việt Nam cần được nhìn nhận ở góc độ văn hóa và nó phải được đối xử như một nét văn hóa độc đáo”.