399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vải thun khác nhau, sự đa dạng trong chất liệu đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên các sản phẩm áo thun ngày càng đẹp, càng chất lượng. Chung quy lại, từ trước đến nay cũng chỉ có 11 loại vải phổ biến nhất dùng để may áo thun đồng phục. Mỗi một chất liệu khác nhau sẽ tạo ra những chiếc áo thun phù hợp với từng môi trường và mục đích sử dụng khác nhau. Bài viết này, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về từng chất liệu và nên sử dụng chất liệu nào để may đồng phục áo thun, hãy tham khảo nhé!
1. Vải thun Cotton
Vải cotton có đặc điểm thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và mềm mại tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Bên cạnh những ưu điểm đó thì vải cotton còn có nhược điểm khó giặt ủi, nhăn nheo và hay bị xù lông. Đối với chất liệu vải cotton thì kho may đồng phục áo thun sẽ tạo sự thoải mái cho người mặc, nhưng lưu ý độ bền của áo không được lâu.
2. Vải thun Combed Cotton
Vải thun combed cotton là loại vải được tinh chế kỹ càng nên có độ mềm mại và mịn màng hơn cả vải cotton. Nhờ được xử lý tốt nên vải hạn chế được nhược điểm nhăn nheo khi giặt của vải cotton và đương nhiên giá thành của loại vải này còn cao hơn quả cotton.
3. Vải thun Organic Cotton
Vải thun Organic Cotton được làm từ bông hữu cơ, tính chất của vải rất giống với vải cotton, nhưng giá thành của vải này thì cao hơn vải cotton.
4. Vải thun Pima Cotton
Vải thun Pima Cotton hay còn gọi là vải cotton siêu mịn được làm từ những sợi bông dài. Đây là loại vải cao cấp nhất của cotton bởi nó khắc phục được các nhược điểm nhăn nheo, khó giặt ủi và độ bền thấp của vải cotton thông thường.
Mặc dù, có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vải thun Pima Cotton ít được sử dụng để may áo thun đồng phục bởi giá thành quá cao.
5. Slub Cotton
Vải thun Slub Cotton có trọng lượng nhẹ, thoáng mát tạo sự thoải mái cho người mặc và đặc điểm nổi bật của loại vải này đó là không cần phải là ủi sau khi giặt. Vì loại vải này có gân nổi lên nên ít dùng để may áo thun đồng phục, chỉ dùng để may áo thun thời trang.
6. Vải thun Linen
Vải thun Linen được làm từ chất liệu vải lanh. Với chất liệu này đồng phục áo thun của công ty bạn sẽ càng trở lên mềm mại và nhẹ hơn sau mỗi lần giặt. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của vải lanh là hay bị nhăn, do đó, nó cần phải được là ủi thường xuyên.
7. Vải thun Lycra
Vải thun Lycra là chất liệu có khả năng co giãn thích hợp với đồng phục áo thun cho người hoạt động nhiều.
8. Vải thun Polyeste
Vải thun polyester có nhiều ưu điểm như: độ bền màu cao, dễ giặt ủi, giá thành thấp. Bên cạnh đó, nhược điểm của loại vải là không thấm hút mồ hôi, gây nên hiện tượng nóng bức, khó chịu cho người mặc. Chính vì giá thành rẻ nên vải thun này thường được dùng may áo thun đồng phục công nhân, áo thun đồng phục nhà máy,...
9. Vải thun Rayon
Vải thun Rayon được sử dụng chính để may áo thun và trang phục thể thao. Nhưng nhược điểm có nó là rất dễ phai màu và bị nhăn khi giặt.
10. Vải thun Modal
Vải thun Modal được làm từ cây gỗ sồi nên khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát thích hợp cho những công ty có dự định may đồng phục áo thun vui chơi hè.
11. Vải thun pha thành phần cotton và polyester
Vải thun pha hai thành phần cotton và polyester tích hợp nhiều ưu điểm nên được dùng nhiều để may đồng phục áo thun và hơn hết là giá thành lại phải chăng nên càng được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn.
Để chọn chất liệu may áo thun đồng phục thích hợp nhất cho từng điều kiện làm việc khác nhau khách hàng hãy liên hệ đến xưởng may đồng phục Vina Uniform để được tư vấn, thiết kế và lên mẫu miễn phí nhé!