399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Thầy Huyền Tích – Người lan tỏa nét đẹp văn hóa tín ngưỡng
Năm 2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từng làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống này.
Thờ Mẫu nói chung, Hầu đồng nói riêng là nét văn hóa đẹp của người Việt
Để thế giới ghi nhận nét đẹp văn hóa đó, có phần góp công sức không nhỏ của hàng ngàn Đồng thầy trên cả nước. Một trong những Đồng thầy có sức lan tỏa đến giới trẻ nói riêng và người dân Việt nói chung đó là Đồng thầy Huyền Tích.
Thầy Huyền Tích được biết đến là một người thầy giản dị luôn gìn giữ sự trong sáng cho Tín Ngưỡng hầu đồng tục thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt Nam
Thầy Huyền Tích tên thật là: Phạm Trung Hiệu Là một Pháp Sư - Đồng thầy thủ nhang ngôi Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và Cô Bé Thượng.
Đồng Thầy Huyền Tích không chỉ là người đang phụng sự tâm linh nhà Thánh mà còn được coi như một người nghiên cứu, gìn giữ văn hóa của người Việt. Suốt những năm qua thầy luôn luôn tâm huyết với việc gìn giữ, phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu. Luôn mong muốn đưa đạo Mẫu đến gần hơn với mọi người và hướng mọi người đi đúng chuẩn mực tín ngưỡng nói không với mê tín dị đoan.
Chia sẻ của Đồng thầy Huyền Tích về những lưu ý khi thực hành thờ Mẫu - hầu đồng
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng này xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người.
Ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu được biết đến gắn với hầu đồng. Hầu đồng trở thành nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm tùy thuộc vào các di tích ngày tiệc của các vị Thánh trong hệ thờ tứ phủ, hay như dịp lễ Tết mà thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu..., thờ Mẫu hay thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ” đã và đang được phổ biến nhiều trong dân gian mà hầu đồng chính là một trong những nghi thức độc đáo, nổi bật và tiêu biểu bậc nhất của tín ngưỡng này, tạo nên nét văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam.
Các thực hành thể hiện những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa, diễn xướng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được sáng tạo, phát triển, lưu truyền qua các thế hệ.
Đồng thầy Huyền Tích đã dày công gìn giữ, phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc, lan tỏa nét đẹp tín ngưỡng đến với giới trẻ và người dân Việt Nam
Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và văn hóa hầu đồng nói riêng theo thời gian dần có những biến tướng, để các con nhang đệ tử gìn giữ được nét đẹp của văn hóa thờ Mẫu - hầu đồng, Đồng thầy Huyền Tích chia sẻ những lưu ý sau:
Thứ nhất: Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái Tâm hướng thiện, bởi mỗi người mẹ đều dạy con sống hướng thiện. Trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà, tổ tiên rồi hướng cao hơn là biết ơn những người có công với dân, với nước. Chính vì thế để gìn giữ, phát huy nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng, thì các con nhang, đệ tử Tâm phải sáng. Không lợi dụng văn hóa tâm linh này vào các mục đích không lành mạnh như tra kết quả lô đề, sổ xố, làm hại người khác...
Thứ hai: Khi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng thì thể hiện tấm lòng thành kính dâng lễ vật là quan trọng, việc đặt ra hình thức lễ to hay lễ đẹp là không cần thiết. Quan trọng là người thực hành tín ngưỡng phải có nhận thức đúng khi hầu Mẫu, hầu Thánh chứ không mang tính chất khoe khoang về tiền bạc hay lợi dụng để trục lợi cho bản thân thì đó là điều không nên.
Thứ ba: Vì đặc thù của văn hóa tín ngưỡng này, những người được cho là có căn khi tham gia các buổi hầu đồng, hầu thánh... phải đi lễ dài ngày thường ảnh hưởng đến thời gian, công việc... vì vậy những người tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phải biết sắp xếp thời gian, công việc để không ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày ví dụ như chuẩn bị trước đồ ăn thức uống ở nhà sẵn cho gia đình trong những ngày mình vắng nhà, sắp xếp trước công việc cho chu toàn. “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, nhiều người quá nhất tâm với Thánh, hay chót nói ra mồm, hứa hẹn đi lễ nên khi chưa sắp xếp được công việc gia đình, công việc bên ngoài xã hội, đã bỏ lại để đi lễ một, hai ngày mới về, điều này sẽ ảnh hưởng tới gia đình và xã hội và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ mẫu và cũng sinh ra mâu thuẫn bất hòa trong gia đình. Việc nhất tâm theo Thánh là rất quý, tuy nhiên mỗi chúng ta phải biết thu xếp việc đời – việc đạo sao cho hợp lý, để không xảy ra những mẫu thuẫn, bất hòa trong gia đình, xã hội. Chúng ta nên sắp xếp khoa học công việc trong cuộc sống để việc đi lễ không làm ảnh hưởng đến mọi công việc, quan hệ tình cảm. Để làm sao chúng ta vẫn làm tròn trách nhiệm bổn phận với gia đình và cơ quan và cũng là để việc đi lễ của chúng ta được hoan hỉ hơn. Tinh thần thoải mái, gia đình nhất tâm ủng hộ, để không bị cho là mê tín.
Đồng thầy Huyền Tích chia sẻ thêm: Như chúng ta đã biết, mục đích, giá trị sâu xa của tín ngưỡng thờ Mẫu chính là hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ công ơn các vị thánh nhân đất Việt cũng như những bậc anh hùng có công xây dựng đất nước trong văn hóa dân gian. Để cộng đồng đều hiểu và trân trọng điều ấy góp phần phát huy nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu thì gánh nặng trước tiên sẽ thuộc về những người đang thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
Xin chia sẻ một chút thông tin về Đồng thầy Huyền Tích:
Đồng thầy Huyền Tích tên thật là: Phạm Trung Hiệu cũng là một Pháp Sư thủ nhang ngôi Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn và Cô Bé Thượng
Địa chỉ tại: Thôn Thanh Hà Xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội
https://www.facebook.com/tich.huyen.96