399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
1. Phân loại và sử dụng hệ thống lạnh
Hệ thống lạnh là tổ hợ các bộ phận chứa chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành hệ thống vòng tuần hoàn kín. Trong vóng tuần hoàn này, chất làm lạnh (môi chất) có nhiệm vụ lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt.
Hệ thống lạnh nói chung thường truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp tới nơi có nhiệt độ cao. Nhưng với nhiệt độ phân theo vùng miền như nước ta thì hệ thống này được sử dụng có thiết kế cũng khác nhau sao cho phù hợp ở các vùng miền.
Ở miền Bắc khí hậu theo mùa nên sự truyền nhiệt cũng phải theo hai chiều theo từng mùa (mùa đông truyền từ ngoài trời vào nhà và mùa hè ngược lại). còn Miền Nam chỉ truyền từ trong nhà ra ngoài trời.
Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể chọn lựa các hệ thống lạnh như: hệ thống lạnh thực phẩm, lạnh trữ đông, hệ thống lạnh làm đá (tủ lạnh, nhà máy nước đá…), hệ thống lạnh điều hòa không khí (máy lạnh, nhà kho lạnh…).
Theo quy định của Việt Nam thì phải kiểm định hệ thống lạnh định kì và tuân theo tiêu chuẩn được phân loại và được ban hành chung.
2. Đối tượng và quy trình kiểm định hệ thống lạnh
Trừ hệ thống lạnh sử dụng môi trường nước hoặc không khí làm môi chất lạnh ra thì các hệ thống làm lạnh sử dụng môi chất chia làm 3 nhóm theo khối lượng môi chất nạp vào: nhóm 1 có khối lượng môi chất nhỏ hơn 5kg, nhóm 2 có khối lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 2,5kg, nhóm 3 không giới hạn khối lượng môi chất.
Thời hạn kiểm định tùy theo tuổi thọ cũng như môi trường “lao động” của thiết bị.
Việc kiểm định hệ thống lạnh bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp sau:
Sau khi hệ thống lạnh được lắ đặt xong: chủ sở hữu phải tiến hành kiểm định để xác định các chỉ tiêu kĩ thuật được đảm bảo theo tiêu chuẩn ban hành hay chưa. Nếu đạt thì hệ thống mới được phép đưa vào vận hành.
Kiểm định sau khi cải tạo, sửa chữa lớn: đây là đợt kiểm định để đảm bảo thiết bị thực sự đã được sửa chữa xong và các chi tiết đều ổn định, đạt tiêu chuẩn hoặc hơn tiêu chuẩn. tránh các thiếu sót trong quá trình cải tạo.
Kiểm định sau khắc phục hoàn toàn hệ thống sau khi xảy ra sự cố, tai nạn: lần kiểm định này xác định xem nơi xảy ra sự cố đã khắc phục hoàn toàn hay chưa, có đạt chuẩn hay không và xem xét ngoài vị trí xảy ra sự cố thì còn vị trí nào có nguy cơ xảy ra sự cố nữa hay không. Nếu có thì tiếp tục sửa chữa.
Kiểm định khi đến hạn hoặc kiểm định theo yêu cầu của chủ sở hữu: với các trường hợp này được chỉ định từ trước, dù có hay không xảy ra sự cố.
Quá trình kiểm định phải được ghi chép lại và lưu lại hồ sơ.