399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia có tính quyết định không nhỏ bởi hoạt động vận tải. Nền kinh tế của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, chúng ta cũng nhận thấy nhiều loại hình vận tải phát triển mạnh mẽ, đa dạng từ loại hình vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ,... Trong đó hình thức vận chuyển biển tuy lâu đời nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế.
Vận chuyển đường biển được ưa chuộng tại sao?
- Vận chuyển được trọng tải hàng hóa lớn đến siêu lớn: Chưa có loại hình vận tải nào có thể thay thế vận chuyển đường biển xét về yếu tố này. Các doanh nghiệp có số lượng hàng hóa vận chuyển siêu lớn muốn di chuyển hàng hóa nội địa hoặc vận chuyển ra ngoài khu vực và trên thế giới đều lựa chọn hình thức vận tải biển.
- Không phân biệt loại hàng hóa: Vận tải bằng đường biển có thể cho phép vận chuyển được mọi loại hàng hóa khác nhau từ khô cho đến ướt, lỏng, rắn,... đều vận chuyển bằng đường biển được. Mỗi loại mặt hàng khác nhau thì lại có hệ thống máy móc được trang bị trên tàu thuyền để đảm bảo chất lượng. Ví dụ vận chuyển hàng đông lạnh thì trên tàu thuyền sẽ có thiết bị làm lạnh. Bên cạnh đó thì các loại thuyền vận chuyển hàng đông lại này phải có hình thức dễ cơ động để tối đa hóa thời gian vận chuyển nhanh chóng.
- Khả năng tiếp cận rộng: Như bạn đã biết, tổng diện tích nước biển trên thế giới chiến khoảng 70% nên có mạng lưới vận chuyển đường biển là rất rộng lớn. Nhờ đó, cho phép tàu thuyền vận chuyển hàng hóa thông qua nhiều tuyến giao thông biển khác nhau.
- Chi phí thấp: Vận chuyển đường biển tiết kiệm chi phí nhất so với các loại hình vận tải hiện nay.
- Độ an toàn cao: Giao thông đường biển vô cùng thông thoáng, ít phương tiện di chuyển giúp cho quá trình vận chuyển các tuyến đường an toàn. Rất hiếm khi xảy ra tai nạn với các phương tiện vận tải biển.
Những thuận lợi của vận chuyển đường biển
Vận chuyển đường biển trong nước và quốc tế ở các nước phát triển như Việt Nam có những thuận lợi riêng. Có thể kể đến như:
- Có nhiều tỉnh thành tiếp giáp nhau.
- Hệ thống bến cảng hiện đại, dọc mọi miền trên cả nước, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa từ nhỏ đến lớn.
- Hệ thống giao thông đã được đồng bộ, giúp cho quá trình luận chuyển hàng hóa từ kho đến cảng, từ cảng về kho dễ dàng.
- Ngành công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng kể, cung cấp nhiều phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động chở hàng hóa trên biển phát triển mạnh mẽ.
Những hạn chế còn tồn đọng của vận chuyển đường biển
Bất cứ loại hình vận tải nào cũng có những mặt hạn chế còn tồn đọng nhất định. Đặc biệt, có những bất lợi không thể khắc phục được yêu cầu chúng ta phải thích nghi.
- Gặp rủi ro về thiên tai như bão lũ dẫn tới hàng hóa chậm giao, bị tổn thất, hư tổn nặng nề.
- Các vấn đề về thủ tục vẫn còn khá rườm rà, gây mất nhiều thời gian và gây nhiều khó khăn cho chủ doanh nghiệp cũng như đơn vị vận tải.
- Nhiều doanh nghiệp vận tải biển được thành lập, tăng mức độ cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng vận tải nhưng cũng có nhiều công ty vận tải kém chất lượng khiến nhiều chủ hàng gặp khó khăn.
- Vấn đề trong đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ thuyền trưởng, nhân viên làm việc trên tàu, công nhân viên làm việc tại các bến cảng,... Hầu hết các công nhân viên đều chưa qua trường lớp đào tạo, không có những chính sách bảo vệ riêng.
Loại hình vận tải nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Tùy từng vào loại hàng hóa cũng như nhu cầu vận chuyển hàng mà bạn mong muốn mà lựa chọn loại hình vận tải cho phù hợp.