399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Kiểm định cầu trục và một số điều nên biết

Kiểm định cầu trục và một số điều nên biết

Kiểm định cầu trục được tiến hành theo các quy định theo chỉ tiêu quốc gia. Kiểm định đạt khi các thông số kĩ thuật của các bộ phận, các chi tiết đạt các kĩ thuật đúng với quy định của bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Khi tiến hành kiểm định cầu trục, ta không chỉ nắm rõ quy trình kiểm định mà cần phải biết về cách thức đánh giá kết quả và thời hạn kiểm định. Vậy đánh giá kiểm định được thực hiện khi nào? Khi biên bản kiểm định được thiết lập và thông qua, các thành viên trong ban kiểm định bao gồm: kiểm định viên, cơ sở được kiểm định, người làm chứng đều kí vào biên bản. Biên bản này được sao lưu làm hai bản, mỗi bên có trách nhiệm giữ một bản làm bằng.

Qúa trình kiểm định cùng kết quả, sẽ được kiểm định viên ghi rõ ràng trong lí lịch loại cầu trục (trên đó tên của người kiểm định, ngày tháng năm kiểm định cũng phải ghi rõ ràng). Kiểm định viên có trách nhiệm dán tem cho sản phẩm sau khi kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật. Tem cần được dán ở nơi dễ dàng nhận thấy và quan sát. Giấy chứng nhận được cấp khi đạt các yếu tố dưới đây. Sau năm ngày (kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định ở cơ sở), tổ kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn kĩ thuật.

Trong trường hợp cầu trục không đạt yêu cầu, thì cơ sở chỉ nhận được biên bản kiểm định. Kiểm định viên phải ghi rõ lí do cầu trục không đạt trong biên bản, và đề nghị cơ sở phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục theo thời gian mà tổ kiểm định đưa ra. Đồng thời, tổ kiểm định phải có văn bản báo cáo về cơ quan nhà nước có chức năng, về lao động địa phương nơi có cầu trục kiểm định. Theo tiêu chuẩn quốc gia, thì cầu trục có thời gian kiểm định là 3 năm/ lần. Đối với các cầu trục có số năm sử dụng trên 1 năm thì cần kiểm định 1 năm/ 1 lần.