399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công nghệ gạch terrazzo VLXD không nung đã từng được coi là giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế VLXD không nung vẫn loay hoay với “đất”.
Nhiều lợi thế
Để sản xuất sản phẩm này người sản xuất gạch terrazzo chỉ cần tận dụng nguồn đất ít có giá trị kinh tế như đất đồi cằn cỗi tại các vùng trung du, đất sét pha ven sông, đất thải từ các công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá tại các công trường khai thác quặng... Với công nghệ “đất hóa đá”, các chủ đầu tư có thể tận dụng các nguồn phế thải rắn tại chỗ như bêtông, gạch vỡ, cát, đá sỏi, xỉ lò, các bã quặng bôxít để sản xuất gạch, vừa giảm thiểu chi phí vận chuyển, vừa tránh ô nhiễm môi trường vì gạch không qua khâu nung đốt nên không thải khí CO2 ra môi trường, lại xử lý được các chất phế thải công nghiệp. Ưu điểm của viên gạch không nung là giá thành chỉ bằng 2/3 viên gạch terrazzo nung nhưng có độ cứng gần gấp hai lần gạch nung, các chỉ tiêu về kỹ thuật và an toàn vật liệu đều đạt và vượt yêu cầu kỹ thuật. Gạch không nung được ép bằng máy thủy lực trên 150 tấn nên bề mặt viên gạch nhẵn và đồng đều tuyệt đối, từ đó công xây dựng giảm, có thể không cần vữa trát tường, xây đến đâu hoàn thiện đến đó nên giảm một khoản chi phí đáng kể đối với một căn nhà. Đây là bài toán kinh tế rất có lợi cho người tiêu dùng khi sử dụng gạch không nung bằng công nghệ “đất hóa đá”.
Qua kiểm tra của Viện VLXD (Bộ Xây dựng), chất lượng gạch không nung từ đất đạt các chỉ số: Độ nén của gạch đạt 120 - 130 kg/cm2; Độ uốn 43 kg/cm2... Giá thành viên gạch tùy theo loại đất dao động từ 440 - 500 đồng/viên. Trong quá trình sản xuất gạch, môi trường không bị ảnh hưởng vì sản phẩm gạch terrazzo này không qua khâu nung đốt nên không có khói, không có nước thải do yêu cầu công nghệ sử dụng nguyên liệu bán khô nên chỉ sử dụng tối đa khoảng 5 - 6 m3/ngày đêm (cho sản lượng 4 vạn viên gạch). Đặc biệt, công nghệ sản xuất gạch này không có rác thải mà còn sử dụng rác thải rắn xây dựng và công nghiệp góp phần làm sạch môi trường.
Nhưng lại chưa có “đất”
Theo Viện VLXD (Bộ Xây dựng), chiến lược phát triển ngành công nghiệp gạch terrazzo VLXD đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu phát triển sản xuất VLXD không nung thay gạch đất sét nung vào năm 2010 là 20%. Tuy nhiên, theo các con số thống kê chưa đầy đủ thì tỷ lệ này hiện mới đạt khoảng 5%.
Ngoài ra, chưa phong phú về chủng loại sản phẩm với các sản phẩm vật liệu không nung trong thị trường nội địa cũng như thói quen của người tiêu dùng cũng khiến, “miếng đất” cho các sản phẩm này còn hẹp. Nói về thị trường gạch terrazzo VLXD không nung, ông Phạm Đăng Lâm - GĐ Cty CP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Hưng nhận định: “Thực tế, trước mắt thị trường này vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, về lâu dài đây đang là hướng mở cho các DN sản xuất những sản phẩm này bởi người tiêu dùng đang có những cái nhìn mới về các loại sản phẩm này, nhất là các sản phẩm đưa vào sử dụng về các công trình công cộng, giao thông...”
Thực tế, hiện trong nước các DN đã nhận thấy nhiều lợi thế từ các sản phẩm gạch terrazzo VLXD không nung và hiện đang tập trung hướng sản xuất và đã cung ứng ra thị trường khá đa dạng về sản phẩm: gạch block, gạch terrazzo, ngói xi măng, thiết bị gạch ốp/lát đá nhân tạo, gạch sân vườn. Thế nhưng, theo ông Lâm, chính thói quen trong sử dụng cũng khiến tỷ lệ sử dụng vật liệu này lại rất thấp. Việc người tiêu dùng đã quen với việc sử dụng gạch đất nung cỡ nhỏ, xây dựng vẫn theo lối thủ công truyền thống. Khi sử dụng gạch block kích thước lớn, nặng, khó vận chuyển lên cao, nên đa phần thợ đều không thích. Trong khi đó, quy trình xây dựng đối với loại gạch này cũng chặt chẽ hơn, đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao. Ngoài ra, việc chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng gạch không nung cũng khiến chưa phát triển loại sản phẩm gạch terrazzo này.