399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Từ lâu, các phương thức vận chuyển đã được hình thành và phát triển nhằm mục địch phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa của rất nhiều đối tượng khác nhau. Hàng hóa cần vận chuyển nội địa hiện nay thuộc rất nhiều chủng loại khác nhau và các yêu cầu về quãng đường, thời gian cũng đa dạng vì vậy phải cần đến nhiều cách thức, tuyến đường vận chuyển khác nhau. Hiện nay tại Việt Nam, vận chuyển hàng hóa nội địa thường áp dụng chủ yếu tuyến đường bộ, đường hàng không, tuyến đường biển và đường sắt. Mỗi hình thức, tuyến đường vận chuyển đều có những đặc điểm về cách thức, thời gian vận tải khác nhau cũng như phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Vận chuyển nội địa theo tuyến đường nào nhanh nhất?
Việc vận chuyển hàng hóa giúp cho các hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, đúng như các kế hoạch đã dự tính trước. Bên cạnh đó, một số mặt hàng như nông sản, thực phẩm cần phải được vận chuyển nhanh chóng cũng như bảo quản an toàn nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng hư hỏng từ đó làm thiệt hại rất nhiều về mặt kinh tế cho chủ hàng. Do vậy khi lựa chọn tuyến đường vận chuyển, yếu tố thời gian thường được quan tâm hàng đầu.
Tuyến đường bộ: Cở sở hạ tầng, đường sá phục vụ cho các phương tiện di chuyển ngày càng được đầu tư do đó rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện xe rất nhanh, đặc biệt là vận chuyển liên tỉnh. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có nhiều chuyến xe đường dài để phục vụ các chuyến hàng xa như từ Nam ra Bắc với thời gian cũng khá nhanh do chúng thường chạy liên tục.
Ưu điểm của tuyến đường bộ đó chính là có tính linh hoạt rất cao về thời gian cũng như địa điểm giao nhận hàng. Tuy nhiên, về mặt chi phí thì hình thức này được đánh giá có giá cước hơi cao và thường xuyên phải chịu nhiều loại phí phụ thu trong quá trình vận chuyển nội địa.
Tuyến đường sắt: Với tuyến đường được hoạch định sẵn, không có tình trạng kẹt xe như tuyến đường bộ và thời gian ngừng nghỉ tại các trạm ngắn nên thời gian vận chuyển nội địa của tuyến đường sắt rất nhanh. Mặt hạn chế của phương thức vận chuyển này chính là không thể giao nhận hàng tận nơi, người cần chuyển hàng hay nhận hàng hóa đều cần phải đến trực tiếp nhà ga. Bên cạnh đó, đường sắt cũng không thể linh động về mặt thời gian và địa điểm bởi nó chỉ khởi hành theo lịch trình và tuyến đường sắt định sẵn do đó sẽ rất khó thay đổi nếu như có vấn đề phát sinh.
Tuyến đường hàng không: Đây được xem là tuyến đường vận chuyển hàng hóa nội địa cũng như quốc tế nhanh nhất hiện nay. Tuy có thời gian vận chuyển ngắn, độ an toàn cao nhưng bù lại chi phí phải bỏ ra cho hình thức vận chuyển này không hề nhỏ. Vì vậy phương thức hàng không chỉ thường được áp dụng cho các kiện hàng cần giao gấp hoặc các loại hàng hóa đặc biệt.
Tuyến đường biển: Việt Nam có đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam nên khá thuận lợi khi áp dụng tuyến đường biển để vận chuyển các loại hàng hóa. Trên biển rất ít phương tiện di chuyển nên các tàu, thuyền chở hàng có thể đi lại an toàn và nhanh chóng. Bên cạnh đó, so với các hình thức vận chuyển nội địa khác, tuyến đường biển được đánh giá có cước phí rẻ hơn rất nhiều giúp tiết kiệm được một khoản chi phí. Nhưng khi vận chuyển, lịch trình xuất phát hay cập bến của tàu thuyền đều phải tuân thủ theo lịch trình vì vậy rất khó khăn cho việc thay đổi thời gian.
Mỗi tuyến đường vận chuyển nội địa đều có các ưu và nhược điểm riêng, vì vậy các chủ hàng cần phải dựa vào đặc điểm của loại hàng hóa để có thể lựa chọn phương thức phù hợp. Bên cạnh đó, cần tìm đến các đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm, uy tín khi có nhu cầu vận tải hàng hóa để đảm bảo an toàn cũng như rút ngắn thời gian vận chuyển.