399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Các bộ phận của một chiếc xe đẩy em bé

Các bộ phận của một chiếc xe đẩy em bé

Xe đẩy em bé có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Tùy vào mức độ tiện nghi của xe mà cấu tạo cũng tăng dần.

Với các loại xe đẩy em bé có mức độ tiện nghi thấp thì cấu tạo của xe khá đơn giản. gồm 4 bánh xe xoay được tất cả các hướng. Bốn thanh sắt chia làm hai bên bắt chéo nhau giống kiểu như ghế sếp,hai khung cố định trên và dưới. Ở giữa phần khung ở trên là khoảng lỗ trống có may vải thành một chiếc túi để em bé ngồi lên.

Thiết kế túi này có lỗ để hai chân em bé xỏ vào. Sau lưng đó may vải và bên trong có miếng nệm để khi trẻ vui chơi mệt có thể tựa vào sau lưng của xe đẩy. Phía trước có thể được gắn thêm vài món đồ chơi để thu hút em bé. Loại xe này thường không có cần đẩy. Nên các bà mẹ hay ông bố thường khó khăn cho việc đẩy xe hơn. Vì thế các loại xe này thường có công dụng đặt bé và giữ bé ở trong phạm vi ngắn để người trông coi làm việc gì đó. Bé sẽ tự di chuyển bằng chân của mình.

Còn nếu bé còn nhỏ thì sẽ ở yên một chỗ. Vì xe đẩy loại này thường cho phép bé di chuyển được nên nhiều ông bố bà mẹ dùng dây cột vào vật nặng gì đó hay cột nhà để cố định bé lại không cho bé di chuyển khỏi tầm kiểm soát của họ. Có một cải tiến ở xe đẫy loại này là phần chân của xe có 4 chân bật cố định. Khi không muốn trẻ di chuyển đi ra xa thì bật 4 chân lên, nó làm cho xe nâng lên 4 bánh xe lăn cũng được nâng lên không chạm vào mặt đất nữa. thế là xe đẩy không lăn được nữa mà chỉ trượt trên sàn mà thôi.

Bốn bánh xe cố định có tính ma sát cao vì được gắn đế cao su nên giúp xe không bị trượt trên sàn. Đây là cải tiến mới của xe đẩy loại này. Thật tiện dụng phải không các bạn. Còn một loại xe đẩy khác nữa là xe đẩy có cần đẩy cầm tay. Loại xe đẩy này tiện nghi hơn nên cấu tạo cũng phức tạp hơn loại xe đẩy đơn giản. Chính vì vậy giá thành cũng khác nhau. Chúc các bạn chọn mua được sản phẩm phù hợp.