399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm thăm khám cho người bệnh.
Từ nghiên cứu thuốc giúp hàng xóm…
Chúng tôi có mặt tại nhà bác sĩ Nguyễn Phú Lâm ở thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long vào sáng cuối tuần. Dẫu vậy, nhiều “bệnh nhân” là các cặp vợ chồng hiếm muộn từ khắp các tỉnh, thành cả bắc, trung, nam đều đã có mặt. Họ vượt quãng đường xa hàng trăm, hàng nghìn cây số để đi tìm những “tia hy vọng” và phép màu cho cuộc đời mình. Đang chuyện trò thì anh Vương Xuân Hòa (47 tuổi) và vợ Dương Thị Thu Sương (39 tuổi) ở khu phố 2, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình phước dắt theo đứa con trai ba tuổi đến thăm và cảm tạ bác sĩ Nguyễn Phú Lâm. Anh Hòa cho biết, là công nhân điện của một công ty ở quê nhà, còn vợ bán quán nước giải khát nhỏ. Anh chị cưới nhau năm 2012 khi anh Hòa đã gần bước sang tuổi 40, còn vợ cũng ngoài 30 tuổi. Vợ chồng anh mong ngóng có một đứa con cho ấm cửa nhà nhưng thật khó. Năm sau, vợ chồng anh đi khám thì phát hiện chị Sương bị u nang buồng trứng phải mổ, còn anh thì hơi… “yếu”.
“Vợ chồng tôi cũng chạy khắp nơi theo thầy trong nam, ngoài bắc tốn mấy chục triệu đồng mà không hiệu quả. Nghĩ mình có tuổi nên khó có con nên có lúc tôi cũng nản lòng. May có người chỉ đến bác sĩ Nguyễn Phú Lâm ở Vĩnh Long là “ông mụ” rất mát tay giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có con tự nhiên, nên năm 2015 vợ chồng tôi tới. Bác sĩ Lâm cho thuốc vợ chồng tôi và một thang về ngâm rượu. Mới uống thuốc được một tháng rưỡi thì vợ có bầu. Không có lời nào để tả được niềm hạnh phúc của hai vợ chồng tôi. Ngày 23-12-2016, vợ tôi sinh thằng con trai, tới nay đã hơn ba tuổi. Giờ muốn có thêm đứa thứ hai nên lại đến bác sĩ Lâm, trước là thăm, cảm ơn, sau là nhờ bác giúp cho trót”, anh Hòa phấn khởi nói.
Vợ chồng anh Vương Xuân Hòa và Dương Thị Thu Sương ở tỉnh Bình Phước.
Nói về cái duyên trở thành “ông mụ” vườn hay là “bà đỡ” của những cặp vợ chồng hiếm muộn, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm chia sẻ, đó là chuyện hết sức tình cờ. Số là dì Hai Thành (tức bà Nguyễn Thị Quý, hàng xóm bác sĩ Lâm) gả người con gái về tận Cà Mau. Lập gia đình chín năm mà chưa có mụn con nên dì Hai mới tâm sự và nhờ bác sĩ Lâm nghiên cứu tìm xem có bài thuốc nào chữa được bệnh vô sinh, hiếm muộn.
Từ lời hứa với người hàng xóm và sẵn niềm đam mê Đông y, bác sĩ Lâm đã miệt mài nghiên cứu và cho ra đời một bài thuốc “đặc trị” cho người hiếm muộn. Bác sĩ Lâm hốt một thang thuốc đưa cho dì Hai Thành gửi xuống Cà Mau cho con rể ngâm rượu uống mỗi ngày, còn con gái thì uống thuốc tễ và thuốc thang. “Uống chừng hai tháng sau là có kết quả. Cả gia đình ai cũng mừng, điện đi khắp nơi. Còn lại nửa bình rượu, con rể dì tặng lại cho bà con ở xa uống, cũng có hiệu quả, sinh được em bé. Bài rượu thuốc của bác sĩ Nguyễn Phú Lâm đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn ở tỉnh Cà Mau có được niềm vui từ tiếng cười trẻ nhỏ”, dì Hai Thành nói.
… thành bài thuốc giúp hơn 1.000 cặp vợ chồng
Anh Lê Văn Đình (58 tuổi) cùng vợ Lâm Thị Tú Toàn (292/47C, Lý Thường Kiệt, khóm 2, phường 4, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) dẫn đứa con trai kháu khỉnh gần 18 tháng đến thăm bác sĩ Lâm. Vợ chồng anh không ngờ mình lại có “trái ngọt” sau 15 năm hiếm muốn. Chị Toàn kể: “Tôi với ổng cưới nhau năm 2001, sau 15 năm không có con. Do vợ chồng cũng không khá giả nên không đi bệnh viện điều trị. Năm 2016, vợ chồng đứa bạn cũng hiếm muộn dẫn theo đứa con gái ghé thăm tôi. Hỏi ra thì bạn nói đã nhờ bác sĩ Lâm điều trị. Vợ chồng tôi tức tốc sang Vĩnh Long tìm đến vị lương y này”.
Theo lời chị Toàn, sau khi thăm khám, chị được bác sĩ Lâm cho thuốc tễ về uống trong vòng 15 ngày, 15 ngày sau uống thuốc bắc. Còn anh Đình cũng uống thuốc tễ trong vòng 15 ngày và ngâm thang thuốc với rượu. “Tôi uống hết thuốc bác sĩ Lâm đưa, còn chồng tôi ngâm rượu chuẩn bị uống thì khoảng hai tháng sau tôi có tin vui. Khỏi nói là lúc đó hai vợ chồng tôi vui cỡ nào. Chúng tôi biết ơn bác sĩ Lâm nhiều lắm”, chị Toàn bày tỏ.
Anh Lê Văn Đình (58 tuổi) cùng vợ Lâm Thị Tú Toàn ở tỉnh Sóc Trăng có con sau 15 năm hiếm muộn.
Một câu chuyện khác là hành trình tám năm gian khổ đi tìm con của vợ chồng anh Nguyễn Truyển và chị Hoàng Anh ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. “Lúc vợ chồng mình tìm tới bác sĩ Lâm thì cũng là lúc kiệt quệ về tài chính rồi. Đi là chỉ cầu may chứ không hy vọng gì đâu! Vì trước đây, vợ chồng tôi “ăn ngủ” luôn trong bệnh viện làm thụ tinh ống nghiệm vẫn không hiệu quả. Vậy mà, chồng uống rượu thuốc của bác sĩ Lâm, còn vợ uống thuốc bắc bồi bổ cơ thể vài tháng là có thai rồi. Đứa con đầu lòng là con trai. Bây giờ vợ em có thai tự nhiên đứa thứ hai sắp chào đời”, anh Nguyễn Truyển vui mừng chia sẻ.
Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Phương Trình, nhận xét: “Trong Đông y, bài thuốc từ trước đến nay đều cố định, quan trọng là tay nghề của lương y, mỗi thầy thuốc có cách gia giảm riêng nên thường nói là phương thuốc gia truyền là vậy. Tương tự đối với trường hợp bác sĩ Nguyễn Phú Lâm trị hiếm muộn, đã dựa vào Thiên “Phụ đạo xán nhiên” và “Nhất dạ ngũ giao”, nhưng với kinh nghiệm của mình, đã cho gia giảm riêng”. Ông Trình thông tin thêm, bác sĩ Lâm còn dựa vào các kết quả cận lâm sàng của Tây y từ đó bắt mạch cho các cặp vợ chồng, rồi cho ra bài thuốc điều trị để cân bằng âm - dương. “Bài thuốc của bác sĩ Lâm đến nay đã có nhiều kết quả khi nhiều cặp vợ chồng đã có con”, ông Trình khẳng định.
Còn bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, nhận định: “Bác sĩ Lâm là một người rất tâm huyết với Đông y, đã nghiên cứu, đọc các loại sách như Nội nạng thương kim, những bộ sách kinh điển của Đông y. Tôi là một trong những người thầy trực tiếp dạy bác sĩ Lâm, với một cách nhìn của khoa học được trang bị ở trường đại học, đã giúp bác sĩ Lâm có cách nhìn mới về y học cổ truyền. Đặc biệt trong lĩnh vực vô sinh mà bác sĩ Lâm đã điều trị hàng nghìn ca. Tôi cũng có dịp giới thiệu những bệnh nhân của tôi đến và có một kết quả rất mỹ mãn”.
Từ niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt với Đông y, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm còn truyền ngọn lửa đam mê về y học cổ truyền cho thế hệ trẻ. Với vai trò là Chủ tịch Hội đông y huyện Mang Thít, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm từng bước củng cố và nâng cao vai trò của các Hội đông y cơ sở. Đồng thời tài trợ kinh phí để mời các giảng viên, thầy thuốc giỏi của Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh về địa phương truyền dạy kiến thức về Đông y cho tất cả các Hội viên Đông y trong tỉnh Vĩnh Long. Tin rằng, với niềm đam mê và cái tâm của người thầy thuốc như bác sĩ Nguyễn Phú Lâm sẽ tiếp tục đem đến niềm tin, hy vọng và niềm vui cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. |
Địa chỉ: Ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại: 0918.151.527