Tin nhanh 12h
Nhịp sống doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Người Việt còn rất chủ quan trước dự báo trên bản đồ vệ tinh trực tuyến về bão tố

Người Việt còn rất chủ quan trước dự báo trên bản đồ vệ tinh trực tuyến về bão tố

Người Việt còn rất chủ quan trước dự báo trên bản đồ vệ tinh trực tuyến về bão tố. Với tâm lý không chủ quan, người Nhật mất 10.000 người khi có động đất 9 độ richter, trong khi Haiti chết 500.000 người khi gặp động đất 7 độ richter”. Vì vậy, đừng trông chờ dự báo chính xác mà hãy tự bảo vệ bản thân bằng một thói quen cảnh giác bão cao độ để phòng tránh tốt nhất.

Trước diễn biến bất thường được dự tính trên bản đồ vệ tinh trực tuyến của bão Sơn Tinh cùng những thiệt hại nặng nề tại các tỉnh thành Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, nhiều bạn đọc VnExpress đặt ra câu hỏi về trách nhiệm dự báo bão của Việt Nam, cụ thể là Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương.

 Người Việt còn rất chủ quan trước dự báo trên bản đồ vệ tinh trực tuyến về bão tố

Người Việt còn rất chủ quan trước dự báo trên bản đồ vệ tinh trực tuyến về bão tố

Độc giả Vina cho biết khi cơn bão bắt đầu hình thành, đài khí tượng của Hải quân Mỹ đã dự báo sẽ đi vào Việt Nam theo hướng Nghệ An - Thanh Hóa đồng thời họ còn dự báo ít nhất 5 hướng đi khác nhau của cơn bão này.

Vào lúc 3h sáng khi tâm bão đi qua Hải Phòng, bạn đọc Long có người thân công tác liên quan đến hàng hải khi đối chiếu tọa độ bản đồ vệ tinh trực tuyến do Hải quân Mỹ cung cấp trên Gmaps cho thấy tâm bão đi thẳng qua trung tâm Hải Phòng. Vậy mà theo độc giả, chiều tối ngày 28 đài báo vẫn dự báo bão về Ninh Bình, Thanh Hóa.

Hầu hết bạn đọc thuộc khu vực bị bão quét qua thình lình đều khẳng định không hề có một cảnh báo nghiêm túc nào về hướng đi của bão như trên. Theo lời của bạn đọc Cường thì “đến tận 5h chiều tối ngày 28, tức ngày bão đổ bộ vào Nam Định, gần như dân cả thành phố Nam Định và các huyện ngoại thành đều không hay tin báo. Họ chỉ nói với nhau rằng mưa gió là do ảnh hưởng của bão đổ vào Thanh Hóa - Nghệ An nên chủ quan. Bố tôi gọi điện cho các con đang học ở Hà Nội, Sài Gòn và nước ngoài nói toàn tỉnh mất điện, gió rất to, nhưng có biết là bão vào Nam Định đâu !?"

"Nếu có bão thì ti vi, đài báo và ít ra là loa phường khu phố thông báo oang oang như mọi khi rồi. Lúc đó chúng tôi mới tìm trên net và thấy có tin là bão chuyển hướng vào Thái Bình và Hải Phòng. Nhưng tin đưa lên mạng bản đồ vệ tinh trực tuyến cũng rất muộn khoảng 16h chiều hôm đó. Như vậy có thể nói khâu dự đoán bão rất kém”.

Đồng tình với nhận định rằng dự báo bão của Việt Nam đã lệch so với hướng đi chính của bão, nhiều bạn đọc thắc mắc tại sao hệ thống điện bị cắt sớm ở nhiều tỉnh thành. Trong khi đó lại không có phương tiện thông báo, tuyên truyền khi bão đổi hướng, khiến người dân ở cả thành phố lẫn nông thôn bất ngờ và lúng túng.

Những người ở xa có gia đình tại nơi bão lũ không khỏi lo lắng, hoang mang vì mất liên lạc, lại thêm xót xa khi nhận được tin báo về thiệt hại mùa màng, nhà cửa.

Với thực tế đó, bạn đọc Cao Thanh góp ý nên thông báo tình hình bão trước khi cắt điện bằng loa phóng thanh của xã huyện để bà con chuẩn bị chống bão vì đó là cách thức phổ biến quen thuộc và dễ đến với người dân nhất.

Bên cạnh luồng ý kiến trên, một số bạn đọc cho rằng chính sự chủ quan của mọi người mới là nguyên nhân dẫn đến nhiều thiệt hại như vậy. Bạn đọc Tuấn với kinh nghiệm trong nghề dự báo đã đoán được sự nguy hiểm của bão Sơn Tinh và cảnh báo cho gia đình tại Giao Thủy, Nam Định nhưng kết quả là ở nhà chuồng trại chăn nuôi vẫn bị sập, với thiệt hại gần 100 triệu đồng. Tất cả là vì hầu như không ai chuẩn bị các biện pháp phòng tránh bão dù đã biết đầy đủ thông tin.

Khí hậu ngày càng biến đổi, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường và nếu theo dõi thông tin một cách chặt chẽ thì chắc chắc sẽ không bất ngờ khi bão đổi hướng. “Nếu cập nhật thông tin từ khi bão mới vào biển đông, chúng ta đều thấy cả 4 dự báo của Việt Nam, Hoa kỳ, Nhật, Hồng Kông đều nói bão sẽ vào Bắc Trung bộ, Bắc bộ. Thế là phải lo đề phòng chứ không thể chủ quan rằng bão dự báo vào Thanh Hóa thì sẽ không vào Nam Định. Nhìn trên bản đồ vệ tinh, Nam Định cách Thanh Hóa không xa. Mà làm sao có chuyện dự báo tuyệt đối chính xác 100%.”

Bạn đọc Thanh khẳng định không thể đổ lỗi cho việc dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng khi Ủy ban Phòng chống lụt bão nhìn trên bản đồ vệ tinh trực tuyến cũng đã thông báo với các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão cần chú ý.

Từ đây đặt ra một vấn đề xa hơn là dự báo bão như thế nào để có thể tiếp cận và dễ hiểu với người dân hơn so với những thông tin khô khan thường nghe. Theo bạn đọc Lê Thụy “để hiểu được bản tin dự báo phải có kiến thức về bão như phạm vi ảnh hưởng, phạm vi bão có thể đi qua, phải có kiến thức về địa lý nhất định.

Người dân không thể nắm rõ hết kiến thức này , họ chỉ biết nó sẽ vào đâu, gió cấp mấy, có nguy hiểm không vì người ta còn đang phải lo kế sinh nhai hàng ngày thời gian đâu mà hiểu được. Vậy ai là người sẽ diễn giải các thông tin dự báo một cách cụ thể hơn, dễ hiểu hơn? “.

Bạn đọc này cũng đề xuất Bộ Tài nguyên môi trường nên mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ các xã, phường là những người gần dân nhất để thông tin đến với người dân qua bản tin, loa truyền thanh…vừa nhanh chóng, dễ hiểu và cũng nhắc người dân phải lường trước các khả năng bất thường có thể xảy ra.

Công tác dự báo bão suốt nhiều năm qua chưa thực sự cải tiến và có độ chính xác cao. Nhiều nguyên nhân được bạn đọc mổ xẻ từ nhân lực đến sự quan tâm chưa đúng mức về ngành khí tượng, trang thiết bị dự báo…

Nhưng dù cho thế nào thì có một thực tế là sự tàn phá của thiên nhiên bao giờ cũng khó lường hơn bất cứ dự đoán máy móc nào bởi tình hình khí hậu, trái đất đang ấm lên.

Điều cần nhất là một tâm lý chủ động phòng tránh, như chia sẻ của bạn Hồ Minh Anh: “Sự ấm lên trên tòan thế giới sẽ mang đến những cơn bão nhiệt đới có cường độ lớn, gió mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi bất thường. Đó là những cảnh báo mà Tổ chức khí tượng thế giới luôn đưa ra. Chúng ta cần tuyên truyền sâu và rộng hơn nữa những kiến thức này tới tất cả người dân ở các vùng trên dải đất hình chữ S. Đất nước đang chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các cơn siêu bão nhiệt đới”.

Và nếu làm được điều này thì có thể sẽ hạn chế được rất nhiều hậu quả như minh chứng rõ nét về câu chuyện thiệt hại sóng thần ở Nhật Bản phía trên mà bạn đọc Minh Tuấn đã chia sẻ.