Tin nhanh 12h
Nhịp sống doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online

Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online

Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online. Cho đến giờ, cảng Hải Phòng hay bất cứ cảng nào của VN vẫn chưa có tên trong danh mục “tìm kiếm” (Tracking) của hệ thống quản lý container toàn cầu. Đây là mạng công nghệ thông tin về hàng hóa được kết nối với tất cả các cảng container trên thế giới có sử dụng phần mềm đạt chuẩn quốc tế. Và nhờ đó, các chủ hàng

Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online và Kinh tế biển được coi là một trong những mục tiêu phát triển của VN và cảng biển là một phần quan trọng trong đó. Thế nhưng, cho đến giờ, hệ thống cảng container vẫn chưa kết nối và chưa có tên trong danh mục “Tìm kiếm” của hệ thống toàn cầu quản lý container.

Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online

Ngành hằng hải qua bản đồ vệ tinh trực tuyến online

Mới đây nhất, bến tàu 2 vạn tấn số 6 của dự án cảng Đình Vũ giai đoạn 2 (Tân Cảng Hải Phòng) đi vào hoạt động với công suất xếp dỡ 1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Đây là cảng đầu tiên tại Hải Phòng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2 vạn tấn (đầy tải) vào làm hàng. Hiện, tân cảng Hải Phòng có 785 m cầu cảng và 47,5 ha kho bãi, công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Dự kiến, khi bến tàu số 7 hoàn thành vào cuối năm 2011, cảng này sẽ có thể tiếp nhận 6,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, chiếm khoảng 17% sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực Hải Phòng.

Chưa có tên trong danh mục tìm kiếm

Cho đến giờ, cảng Hải Phòng hay bất cứ cảng nào của VN vẫn chưa có tên trong danh mục “tìm kiếm” (Tracking) của hệ thống quản lý container toàn cầu. Đây là mạng công nghệ thông tin về hàng hóa được kết nối với tất cả các cảng container trên thế giới có sử dụng phần mềm đạt chuẩn quốc tế. Và nhờ đó, các chủ hàng, dù ở bất cứ đâu trên thế giới vẫn có thể biết chính xác hàng hóa của mình đang ở vị trí nào, tại cảng nào và do tàu nào vận chuyển... Hoạt động khai thác cảng sẽ thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh của cảng. Thậm chí, hiện chưa có cảng biển nào của VN có phần mềm quản lý container đạt chuẩn quốc tế. Có nghĩa là, VN vẫn còn là “khoảng trắng” trên bản đồ CNTT cảng thế giới.

Hiện nay, cảng Chùa Vẽ (thuộc cảng Hải Phòng) đang sử dụng hệ thống quản lý container hiện đại, trị giá hàng triệu USD nhưng mới dừng ở mức “lập kế hoạch giải phóng tàu, kế hoạch quản lý bãi, kiểm đếm, giao nhận hàng...”. Và hoạt động này chỉ được thực hiện trong nội bộ cảng, chứ chưa kết nối với hệ thống quản lý container toàn cầu. Hơn nữa, để có thông tin về hàng hóa như số lượng container, ngày giờ đến/đi..., nhân viên của cảng vẫn phải “đếm”, “tìm mỏi mắt” trong bãi container và ghi chép vào sổ. Sau đó, dữ liệu mới được cập nhật vào hệ thống và chuyển báo cáo cho chủ hàng. Ngay cả cảng Cát Lái-là cảng container lớn nhất VN - đang sử dụng 2 phần mềm khai thác cảng và quản lý container (phần mềm TOP-X và CMS) nhưng công nhân cảng vẫn phải trực tiếp làm nhiều công đoạn.

Ông Cao Văn Tĩnh - phó giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ xác nhận : các chủ hàng thường than phiền rằng “Hàng hóa cứ đi đến các cảng VN là... mất hút”.

Vì thiếu tiền đầu tư ?

Hiện nay, riêng Hải Phòng có 35 DN kinh doanh cảng biển với 35 cầu, bến cảng làm hàng hóa các loại và hơn 50 kho bãi đóng vai trò là khu “hậu cần cảng”. Tuy nhiên, ngay cả việc kết nối giữa các cảng của Hải Phòng với nhau và kết nối với cảng trên toàn quốc cho đến giờ vẫn là nhiệm vụ... bất khả thi. Vì một lẽ, mỗi đơn vị khai thác cảng, kho bãi sử dụng một phần mềm quản lý hàng hóa, container riêng biệt, không tương thích. Sự yếu kém về CNTT trong quản lý, điều hành cảng thực chất đang là một trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển và giảm sức hút đầu tư vào lĩnh vực cảng biển. Như thế, sự tăng trưởng về khối lượng hàng hóa và tăng đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cảng, kho, bãi... sẽ không đưa lại kết quả là chất lượng dịch vụ cảng biển được nâng lên. Điều đó lý giải tại sao, tốc độ phát triển cảng tương đối nhanh, nhưng lại thiếu sức cạnh tranh với thế giới.

Câu hỏi đặt ra là, đến khi nào, các DN khai thác cảng biển mới mạnh dạn đầu tư để nâng “chất” cho hệ thống CNTT trong hoạt động cảng biển ?