Tin nhanh 12h
Nhịp sống doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Bệnh tả đe doạ trường học từ những chiếc xe đẩy hàng rong

Bệnh tả đe doạ trường học từ những chiếc xe đẩy hàng rong

Khi mà bệnh tả đang một hoành hành và rình rập tới gần 1,5 triệu học sinh thì nguồn gốc lây bệnh và dễ mắc bệnh nhất đối với các học sinh lại là những chiếc xe đẩy hàng rong bán đủ thứ đồ ăn trên trời dưới đất trước các công trường.

Xe đẩy hàng công nghiệp

Những món đồ ăn trước cổng trường cực khi phong phú và đa dạng được bày bán trên những chiếc xe đẩy hàng được coi là món ăn ưa thích của học sinh. Tuy nhiên, những món đồ ăn này là mối nguy hiểm và rất nguy hiểm cho các em học sinh trong mùa dịch tả hiện nay. Với nguồn góc không rõ và cách bảo quản cũng không đảm bảo thì những chiếc xe hàng rong này là một mối nguy hiểm của học sinh trong mùa dịch tả mà Bộ Y tế đang khuyến cáo.

Hàng rong trước cổng trường chưa được kiểm soát, phụ huynh học sinh cần hướng dẫn cho con em mình cách phòng bệnh

Ngày 16-4, đoàn kiểm tra Bộ Y tế đã làm việc với các cấp, ngành của TPHCM về việc triển khai khẩn cấp công tác phòng chống bệnh tả. Trong khi đó, ghi nhận của phóng viên Báo NLĐ cùng ngày cho thấy nguy cơ loại dịch bệnh nguy hiểm này xâm nhập trường học là rất lớn.

Rình rập 1,5 triệu học sinh

Trở lại khu vực có bệnh tả tại quận 5, cụ thể là Trường THCS Hồng Bàng (nơi có học sinh mắc tả), tình trạng buôn bán hàng rong vỉa hè vẫn còn phức tạp, học sinh vẫn vô tư ăn uống như chưa có chuyện gì xảy ra, mặc dù băng rôn cảnh báo bệnh tả của ngành y tế đã giăng ở cổng trường. Đủ các loại thức ăn được bày bán nơi đây như xúp cua, trà sữa trân châu, hoa quả, há cảo, cá viên chiên...

Người bán hàng thì cứ tay trần làm món ăn thoăn thoắt. Một chị bán hàng nói: “Tôi bán ở đây hồi giờ có sao đâu? Ăn xúp mà bị tả thì cả ngàn học sinh trường này dính chùm rồi!”. Mặc dù trước đó, lãnh đạo quận 5 cho biết đã ra quân chấn chỉnh đội ngũ hàng rong này nhưng đâu vẫn vào đấy.

Trong khi đó, các trường học ở nhiều quận 1, 3, 4, 10, Bình Thạnh... cũng bị hàng rong bao vây. Tại khu vực Trường THCS Lê Quý Đôn, THCS Colette, THPT Marie Curie... quận 3, vào khoảng 11 giờ - 12 giờ, rất nhiều học sinh trong lúc đợi người thân đến rước đã vây quanh các xe đẩy hàng rong thản nhiên ăn uống. Ở đây, thực đơn mà học sinh khoái khẩu gồm các món xúp óc heo, trà sữa, phá lấu, các loại nước ngọt tự pha chế với đủ thứ màu...

Tại cổng Trường Colette, một người đàn ông với chiếc xe máy treo lỉnh kỉnh đồ nghề (nồi niêu, xoong chảo, lò than, túi ni lông) đã khoe với chúng tôi một món mới ông vừa “sáng chế” giá rẻ mà học sinh rất thích: Đó là món bánh tráng nướng trứng với chỉ 5.000 đồng/miếng. Thành phần món này gồm có bánh tráng, hành lá, tép trộn trứng cút rồi đem nướng.

Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng Phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế TPHCM, bệnh tả xuất hiện tại một trường ở quận 5 vừa qua cho thấy nguy cơ lây bệnh này tại các trường học từ nguồn thực phẩm hàng rong là vấn đề đáng báo động. TP hiện có khoảng 1,5 triệu học sinh các cấp. “Nếu chúng ta không kiểm soát tốt, ví dụ chỉ 1/10 tổng số học sinh bị mắc bệnh thì chưa biết mức độ lây lan, nguy hiểm sẽ như thế nào”- bác sĩ Nghiệm lo lắng.

Nâng cao ý thức cộng đồng

Trong khi đó, ghi nhận tại các bệnh viện ở TPHCM, số bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy nhập viện điều trị vẫn còn khá đông. Theo TS-BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế, TP hiện có 5 trường hợp mắc bệnh tả. Vài ngày qua, dù chưa ghi nhận thêm ca mới nhưng đang là cao điểm lây lan của loại dịch bệnh nguy hiểm này nên việc người dân thận trọng với sức khỏe của mình là điều tối cần thiết.

Ông Giang đề xuất 3 giải pháp khẩn trong thời điểm này. Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền hướng dẫn thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch. Thứ hai, vệ sinh, khử khuẩn các khu vực trường mầm non, nhà trẻ. Thứ ba, thực hiện quyết liệt việc quản lý hàng rong, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), kiểm tra cơ sở sản xuất nước đóng chai, đóng bình. Bác sĩ Giang nhấn mạnh trong thời điểm này không được dễ dãi, hễ thấy buôn bán mất vệ sinh là dẹp chứ đừng chờ kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn.

Theo bác sĩ Phan Văn Nghiệm, các địa phương ngoài tập trung tuyên truyền, thanh - kiểm tra ATVSTP, vấn đề quan trọng là nâng cao ý thức cộng đồng. Phải làm sao cho phụ huynh học sinh khuyến cáo con em mình nguy cơ mắc bệnh nếu ăn uống không kiểm soát.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo quận 8 chiều 16-4, đoàn kiểm tra ATVSTP phòng chống bệnh tả của Bộ Y tế đã đánh giá cao việc triển khai phòng chống bệnh tả của ngành y tế TPHCM. Bà Nguyễn Thị Khánh Trâm, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế), lưu ý ngoài đối tượng là học sinh, các ngành, các cấp cần kiểm soát ATVSTP cộng đồng, hạn chế bệnh dịch lây lan. Giải pháp cụ thể là kiểm soát hàng rong, nguồn nước sinh hoạt, thực hiện khử khuẩn môi trường, người bệnh về từ vùng có dịch...

Hôm nay, 17-4, đoàn kiểm tra Bộ Y tế sẽ tiếp tục kiểm tra ATVSTP và tình hình phòng chống dịch bệnh tả tại quận Gò Vấp - TPHCM.