399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Thị trường Lào: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất quạt công nghiệp

Thị trường Lào: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất quạt công nghiệp

TP.HCM đã xác định đẩy mạnh xúc tiến thương mại đầu tư vào tỉnh Champasak nói riêng và thị trường Lào nói chung. Trong tháng này (22.7 – 26.7), trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM sẽ tổ chức chương trình triển lãm và hội thảo xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch TP.HCM – Champasak 2013 tại tỉnh Champasak, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh quạt công nghiệp, khai thác tốt thị trường, tăng độ bao phủ của sản phẩm Việt Nam tại Lào.

Khoảng 50 – 60% cán bộ Lào nghe và nói được tiếng Việt là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm ăn với Lào.

Nhiều ưu đãi đầu tư về lĩnh vực quạt công nghiệp

Ông Southideth Phommalat, tổng lãnh sự Lào tại TP.HCM cho biết hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nhiều nhà đầu tư tại Lào. Để mời gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Lào đã sửa đổi luật Đầu tư, thay đổi chính sách ưu đãi áp dụng cho các nước trong khối Asean.

Trung tâm thương mại do công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn đầu tư
Theo đó, Chính phủ Lào đồng ý miễn tiền thuê đất đai hoặc nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư vào các dự án xây dựng trường học, bệnh viện, đường sá…, khi hết thời hạn có thể gia hạn thêm.

Ở khu vực mà cơ sở hạ tầng kém hay nơi xa xôi hẻo lánh, nhà đầu tư sẽ được miễn thuế lợi tức trong mười năm. Đây là điều thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến việc đầu tư tại Lào ở nhiều lĩnh vực như năng lượng, khai thác mỏ, trồng cây công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ thương mại, phát triển đô thị…

Hiện nay, Nam Lào bao gồm các tỉnh Champasak, Attapư, Saravan, Sekong được các nhà đầu tư chú ý nhất vì đây là khu vực đất đỏ bazan, điều kiện tự nhiên tốt, nằm trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia nên Chính phủ Lào có nhiều ưu đãi đầu tư phát triển và dân số ở đây cũng đông, chiếm 24% dân số Lào.

Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại Nam Lào, chủ yếu vào nông nghiệp (trồng cây cao su, càphê, chế biến nông lâm sản), khai khoáng, thuỷ điện. Tập đoàn cao su Việt Nam đã có kế hoạch trồng 100.000ha cao su đến năm 2015, hiện một số diện tích đã bắt đầu thu hoạch nên trong thời gian tới vùng Nam Lào sẽ thu hút nhiều lao động.

Đặc biệt, tỉnh Champasak tuy không có biên giới với Việt Nam nhưng là trung tâm kinh tế, du lịch của Nam Lào nên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều. TP.HCM đang có 37 dự án đầu tư nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tại tỉnh Champasak với tổng vốn đầu tư là 217,7 triệu USD. Tỉnh này đang quy hoạch ba khu công nghiệp và ba khu phát triển kinh tế đặc biệt.

Ông Nguyễn Quốc Dũng, phó giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn cho biết công ty đầu tư tại Champasak từ năm 2005 với nông trại đầu tiên 366ha trồng bắp giống và cây giống khác. Đến nay, công ty đã phát triển thêm một số dự án tại Champasak như: trung tâm thương mại; trồng 250ha càphê; trồng 2.000ha cao su.

Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón do công ty sản xuất đã phân phối tại Lào đạt doanh số trên 1 triệu USD từ năm 2010. Theo ông Dũng, đầu tư vào Champasak thuận lợi vì có thể đầu tư theo các hình thức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Champasak miễn 100% thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất , nguyên liệu thô, cho thời hạn dự án đến 50 năm.

Giao thông đường bộ thuận tiện, Champasak còn có sân bay quốc tế và nội địa, nên không chỉ doanh nghiệp đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp du lịch cũng đang chú ý đến Champasak vì nơi đây có đến 212 điểm du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử; đặc biệt có Wat Phu là di sản văn hoá thế giới.

Thị trường cho hàng Việt Nam

Ngoài mời gọi đầu tư vào Lào, ông Southideth Phommalat cho biết Lào cũng muốn đẩy mạnh thương mại với Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Lào – Việt Nam có tăng nhưng năm 2012 mới đạt trên 900 triệu USD, hai nước đặt mục tiêu đạt 2 tỉ USD vào năm 2015 và 5 tỉ USD vào năm 2020.

Dân số Lào chỉ khoảng 6,5 triệu người, nhưng không có nghĩa là thị trường không triển vọng. Thái Lan và Trung Quốc đã đưa hàng hoá thâm nhập thị trường Lào nhiều năm qua.

Một số mặt hàng của Việt Nam hiện nay có khả năng cạnh tranh cao và kinh doanh được tại thị trường Lào: thực phẩm có mì ăn liền, nước chấm, bánh, kẹo…; hàng tiêu dùng có quần áo, giày dép, chất tẩy rửa, quạt điện, hàng kim khí điện máy, văn phòng phẩm; vật liệu xây dựng có sắt, thép, ống nước, sơn, dây điện, gạch, đèn chiếu sáng, đồ trang trí nội thất, máy bơm nước; vật tư, thiết bị nông nghiệp có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, con giống, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp.

Ông Southideth Phommalat nhận xét hàng Việt Nam tại Lào trong thời gian qua chưa được phát triển đúng mức do chưa có đại lý phân phối, hàng chủ yếu xuất tiểu ngạch để bán cho một vài nhà phân phối nhỏ lẻ, tiểu thương chợ đầu mối.

Mặt khác, hàng Việt chưa được quảng bá rộng rãi như hàng Thái Lan, Trung Quốc nên người tiêu dùng chưa tiếp cận được và hàng Việt Nam chưa có nhãn tiếng Lào nên trong khâu lưu thông chưa được thuận lợi.

Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn đã nghĩ đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam sang Lào nên đầu tư trung tâm thương mại có diện tích 4.323m2 tại Km21, huyện Bachieng, tỉnh Champasak.

Trung tâm nằm ngay ngã ba: một hướng về Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y (trục đường chính vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam sang tỉnh Champasak, đi qua các tỉnh Sekong và Attapư của Lào); một hướng đi tỉnh Salavan, trong tương lai đây là tuyến đường đi TP Đà Nẵng của Việt Nam nên thuận lợi để trước mắt phân phối hàng cho các vùng ở Nam Lào.