399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Phân tích bài thơ Viết Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Viết Bắc của Tố Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Viết Bắc của Tố Hữu là một bài thơ nói về ân tình của nhưng người cách mạng sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và hình thức thể hiện chỉ ca dao, dân ca mới có, đó là lối đối đáp của kẻ ở người đi, chân thành, tha thiết không kém lối dao duyên của nam nữ, của những người yêu nhau.

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên .Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.

Phân tích bài thơ Việt Bắc được sáng tác tháng 10 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Trung ương Đảng và chính phủ quyết định rời căn cứ từ Việt Bắc về Hà Nội. Đây là lúc giao thời giữa lịch sử và lòng người.Trong không khí hân hoan của cuộc sống mới, Tố Hữu hướng tâm hồn mình vào một nỗi niềm khác. Ông tự hỏi rằng liệu trong thời đại mới, con người có dễ dàng quên đi những năm tháng chiến đấu gian khổ, vĩ đại đã qua, liệu chúng ta có dễ dàng thoả mãn bằng lòng với hiện tại mà mờ phai quần chúng đã hi sinh đổ máu.Trong lúc giao thời ấy nhưng lại nhạy cảm với tâm hồn thơ Tố Hữu, Việt Bắc xuất hiện như một tiếng nói ân tình, tha thiết của tác giả với nhân dân kháng chiến, cũng là sự ngụ ý với tất cả mọi người. Bên cạnh đó thì Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng , và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người , trở nên gần gũi , đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó .

Bài thơ được mở đầu thật xúc động, sâu lắng, dù không có câu trả lời của người ra đi nhưng ta lại nhận ra một mạch ngầm tri âm hiện hữu.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn .

Tác giả đã sữ dụng cặp từ ngữ mình ta ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại : không biết bạn có còn thuỷ chung trước bao đổi thay và cám dỗ của cuộc sống mới . Điều đó nói lên rằng ta và mình vốn thương nhau, gắn bó như ruột thịt, không cần nói vẫn hiểu nhau. Tiếp theo đến cặp lục bát tiếp theo thì nó không còn là tình yêu nữa mà được thay thế bằng tình yêu thương gắn bó với với mảnh đất quê hương Vịêt Bắc . Nhớ núi, nhớ rừng thực chất là nhớ ngọn nguồn của cách mạng .

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả đã gợi được niềm thương nhớ chua sót khi phải chia tay nhau, quyến luyến như chia tay người yêu. Người ở lại nói thiết tha, người đi nghe thiết tha, sự hô ứng ngôn từ này tạo sự đồng vọng trong lòng người . Các hình ảnh đã tạo lên được nổi lòng người cũng bâng khuâng, bước chân cũng bồn chồn, và mặc dù người đi không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng hình ảnh áo chàm và hành động cầm tay nhau im lặng đó trả lời thay tất cả, nó chất chứa cả bề sâu cảm xúc của cả người đi và kẻ ở .

Bao trùm lên tất cả trong tâm trạng của kẻ ở và người đi là nỗi nhớ da diết mêng mang với nhiều sắc thái khác nhau . Người ở lại băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷ chung son sắt của người ra đi thì ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình mãi không phai nhòa trong kí ức .

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Ở khổ thờ tiếp theo, các hình ảnh dường như hiện về một cách cô đọng Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai . Đồng thời nhớ đến Việt Bắc cũng là nhớ đến những nghĩa tình đồng bào sâu nặng . Người về khiến núi rừng cũng trở nên trống vắng, ngẩn ngơ, các điệp từ mình về, mình đi được nhắc đi nhắc lại một cách tha thiết khiến cho không gian, thời gian Việt Bắc hiện ra từ trong khói sương của hoài niệm , của tâm trạng chất chứa nhớ nhung trở nên rõ nét và rõ tình hơn .Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng để như hỏi vào sự trống vắng nay mai của lòng mình . Với thủ pháp đối lập giữa một bên là lau xám với lòng son, giữa hắt hiu và đậm đà , người ở nhấn mạnh sắc độ của nỗi nhớ . Người ở lại còn bày tở nõi lo âu, dự cảm : Mình về mình lại nhớ mình . Ba chữ mình được dùng liên tiếp trong một dòng thơ làm cho ý thơ trở nên đa nghĩa một cách thú vị . Mình ở đây là tôi, là chủ thể của nỗi nhớ, và mình cũng có thể là khách thể của nỗi nhớ . Và biết đâu đó đây lại là lới nhắc nhở người đi liệu rồi có còn nhớ chính bản thân mình . Cả người đi và kẻ ở đều được gói gọn trong một chữ mình tha thiết .

Không những vậy, cách sữ dụng các hình thức nghẹ thuật đã tạo thêm cho người đọc hiểu thêm như: tiểu đối “hắt hiu lau xám” với “đậm đà lòng son” làm cho câu bát có cấu trúc đẹp , hài hoà khiến cho màu son của tấm lòng Việt Bắc như càng hắt sáng lên trên nền lau xám nghèo khó,mang đến sự xao xuyến mãi.

Những cấu trúc câu 4/4 liên tục rõ ràng, mạch lạc, mang đến nhạc điệu êm ả, khiến cho câu thơ như một bài hát ,của sức mạnh, sự nhắc nhở và niềm tin.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung .

Trong khung cảnh của buổi chia tay phân ly bề bộn của kí ức và hoài niệm ấy thì bức tranh sáng đẹp về Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người về xuôi như một dấu son tươi nguyên những kỉ niệm . Bức tranh thiên nhiên sống động, đầy màu sắc đó bừng sáng đó có sự xuất hiện của con người đang cần mẫn lao động: chuốt từng sợ giang, hái măng một mình giữa rừng vàng . Nhưng có lẽ để lại ấn tượng nhất là tiếng hát ân tình thuỷ chung của con người Việt Bắc . Nó vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cả của thời gian mà vướng vít bước chân người ra đi .

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng .

Quân đi điệp điệp trùng trùng

ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân quân đỏ đước từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Nhớ cảnh nhớ người, nhưng quan trọng hơn là nhớ về cuộc kháng chiến, một Việt Bắc trong kháng chiến thật hào hùng khi người chiến sĩ nhớ về vùng Việt Bắc . Không những vậy các hình ảnh trên còn tô đậm thêm bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng . Miêu tả cảnh hành quân, nhà thơ sử dụng cụm từ “điệp điệp, trùng trùng” thật chính xác . Còn từ ngữ nào để diễn đạt sức mạnh của đoàn binh tràn đầy nhiệt huyết hơn những từ ấy ? Nó vừa diễn tả vẻ đẹp hùng dũng bên ngoài lại vừa miêu tả sức mạnh quật cường bên trong . Trong những con người hiên ngang ấy, họ không chỉ biết làm bạn với khói lửa đạn bom mà họ còn đôi lúc thả hồn theo trăng sao . Sự hài hoà giữa sự dữ dội và vẻ đẹp lãng mạn đã làm nên sự chói sáng trong tâm hồn người lính .

Ở cuối bài thơ tác giả vẻ lên khung cảnh khác biệt hơn, khắc họa được màu sắc trữ tình đã chuyển sang lí trí trong những câu thơ mang dáng vẻ của chân lí, châm ngôn. Việt Bắc thành đầu mối quy tụ tư tưởng, tình cảm của cả dân tộc, là điểm chốt lại bài thơ. Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí toàn dân. Việt Bắc bình dị thành Việt Bắc thiêng liêng. Không những vậy mà còn bao trùm được lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những người cách mạng.